https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgdYadZl2KP549RtOFM8rVRIdODVlh5lJiOsnGBUydP8sIjAXen9xPn5gmdXqB6g0OUG-Sjjijys4dfM_u3DQtG__OJV3vlQNrc-j2OYH8ncjQ2URLf_lt8L8H_WvvUT7Zco9wVzDXU8LCZ/s1600/SD.png
Note Đóng lại

Chỉ tiêu C.B.R (California Bearing Ratio)

1/21/2011 11:37:00 CH Posted by HoàngThông



CBR:

CBR (Califomia Bearing Ratio) là chỉ số biểu thị sức chịu tải của đất và vật liệu dùng trong tính toán thiết kế kết cấu của áo đường theo phương pháp của AASHTO.
Chỉ số CBR dược tính bằng % theo tỷ số giữa lực tác dụng lên mẫu và lực tiêu chuẩn để ấn mũi xuyên ngập tới độ sâu 0,1 hoặc 0,2 inch (tương đương 2.5 và 5mm) với độ xuyên là 0,05 inch/phút (1,27mm/phút). Lực tiêu chuẩn là giá trị lực thí nghiệm trên mâu cấp phối đá dăm chuẩn của phòng thí nghiệm đường bộ Califomia Mỹ.
Như vậy có thể hiểu chỉ tiêu CBR là sức chịu của vật liệu nào đó bằng bao nhiêu phần trăm so với vật liệu tiêu chuẩn của phòng thí nghiệm đường bộ bang Calliomia Mỹ.

Tiêu chuẩn thí nghiệm:

http://www.mediafire.com/?9u8fzbrb7rq9210

Cách tiến hành:

- Tạo mẫu: Mẫu này có thể lấy tại hiện trường, nhưng trong thực tế chủ yếu là chế bị tại phòng thí nghiệm theo 1 trong 2 cách:
+ Chế bị theo độ chặt định trước
+ Chế bị theo 3 độ chặt bất kỳ (tương ứng với số công đầm qui định là 10-30-65 chày/1 lớp).
Mẫu thí nghiệm chỉ sử dụng cỡ hạt lọt qua sàng 19mm. Nếu cỡ hạt lớn hơn thì thay cỡ hạt đó bằng cỡ hạt lọt sàng 19mm và nằm trên sàng 4,75 với hàm lượng tương ứng.
Mẫu được đầm chặt theo số lớp như khi thí nghiệm đầm chặt tiêu chuẩn, loại chày sử dụng để đúc mẫu dương nhiên cũng phải cùng loại như khi đầm chặt tiêu chuẩn.
Nếu thí nghiệm ở trạng thái bão hoà thì đem ngâm nước trong 96 giờ, khi ngâm phải dùng các vòng gia tải để đè lên mặt mẫu. Khối lượng vòng gia tải lấy bằng khối lượng các lớp vật liệu nằm ở bên trên và không được nhỏ hơn 4,54kg.
Chú ý:
+ Nếu mẫu có tính trương nở thì khi ngâm mẫu cần do kiểm tra mức độ trương nở của vật liệu.
+ Mực nước khi ngâm phải cao hơn 2cm so với mặt mẫu.

- Đặt mẫu lên máy nén. Đặt các vòng gia tải. Đặt pít tông nén vào giữa và cho tác dụng trước 1 lực bằng 10lb. Coi đó là giá trị 0 ban đầu.

- Cho máy nén hoạt động, tốc độ dịch chuyển của píttông là 0,05 inch/phút. Ghi lấy giá trị lực ứng với độ xuyên sâu là 0 625; 1.2; 2.0; 2.5; 5.0; 7.5; 10.0 và 12.5mm.

- Sau khi kết thúc thí nghiệm xác định độ ẩm của mẫu.

- Vẽ biểu đồ quan hệ giữa lực ấn pít tông và độ ngập sâu của pít tông trên loại biểu đồ riêng. Từ đó xác định được giá trị lực ứng với độ xuyên sâu 0,1(2.5mm) và 0,2 inch (5.0mm).

- Tính toán: CBR= P(mẫu thử)/P(mẫu chuẩn), tính bằng %. Tính tại 0,1 và 0,2 inch được CBR1 và CBR2.
+ CBR1>=CBR2: lấy CBR1 lamd đặc trưng
+ CBR1
(Lấy giá trị CBR lớn hơn làm giá trị đặc trưng CBR của loại VL đó)



You can leave a response, or trackback from your own site.

1 Response to "Chỉ tiêu C.B.R (California Bearing Ratio)"

  1. Nặc danh Said,

    :(

    Posted on lúc 02:22 22 tháng 1, 2011

     

Thống kê trong ngày

a (1) doan (55) giaitri (21) Hoccad (17) linhtinh (27) phanmem (6) phim52cd8 (42) TÀI LIỆU (16) tailieu (36) thongbao (18) thuthuat (6) tieudiem (29) tinhoc (2) trainghiem (11)

ĐỒ ÁN

OLDER NEWS

TIÊU ĐIỂM